Wednesday, January 8, 2025  
..:: Trang chủ ::..   Login
 Article Details
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu một số quá trình tương tác Biển – Khí quyển – Lục địa và biến động môi trường ở Biển Đông với bối cảnh biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Chương trình IOC-WESTPAC

Mã số: ĐTĐL.CN-28/17.

 - Tên chủ nhiệm nhiệm vụ, các thành viên thực hiện chính và thư ký khoa học;

TT
Họ và tên
Tổ chức công tác
Chức danh trong đề tài
1
PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn
Viện Hải dương học
Chủ nhiệm 
2
ThS. Phan Minh Thụ
Viện Hải dương học
Thư ký khoa học
3
PGS.TS. Bùi Hồng Long
Viện Hải dương học
Thành viên chính
4
TS. Lê Đình Mầu
Viện Hải dương học
Thành viên chính
5
TS. Nguyễn Văn Long
Viện Hải dương học
Thành viên chính
6
TS. Nguyễn Hữu Huân
Viện Hải dương học
Thành viên chính
7
PGS.TS. Dương Hồng Sơn
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Thành viên chính
8
TS. Vũ Việt Hà
Viện Nghiên cứu Hải sản
Thành viên chính
9
TS. Vũ Trường Sơn
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
Thành viên chính
10
ThS. Trần Tú Anh
Viện Tài nguyên và Môi trường biển
Thành viên chính
 
- Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung
1. Làm rõ một số quá trình tương tác Biển - Khí quyển - Lục địa và biến động môi trường ở Biển Đông với bối cảnh biến đổi khí hậu.
2. Nâng cao năng lực và vị thế quốc tế của Việt Nam thông qua các hoạt động phối hợp với IOC và IOC/WESTPAC; góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Mục tiêu cụ thể:
1. Căn cứ các chương trình ưu tiên của IOC/WESTPAC và nhu cầu của Việt Nam, đề tài lựa chọn giải quyết các mục tiêu khoa học cụ thể như sau:
1.1. Về tương tác Biển - Khí quyển - Lục địa, tập trung nghiên cứu biến động của các trường thủy văn, động lực trên Biển Đông trong mối quan hệ với các quá trình hải dương học Tây Thái  bình dương và Ấn độ dương; tương tác của các khối khí trên Biển Đông với chế độ gió mùa và ảnh hưởng đến khí hậu lục địa; tác động của tương tác biển – khí đến khí tượng, thủy văn, động lực và gió mùa trên biển Đông, và tương tác biển - lục địa dưới sự thay đổi của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người ở biển Việt Nam
1.2. Về biến động môi trường, hai vấn đề lớn được chú trọng, đặt trong bối cảnh đổi khí hậu, bao gồm: quy mô và biến động nước trồi trong mối quan hệ với nghề cá và môi trường trên Biển Đông; và axit hóa đại dương và tác động đối với đa dạng sinh học ở Biển Đông
2. Thông qua các hoạt động phối hợp với IOC và IOC/WESTPAC, đề tài tranh thủ nguồn lực quốc tế, mở rộng qui mô nghiên cứu trên toàn Biển Đông, tăng cường sự hiện diện và hiểu biết hải dương học trên các vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Việc khai thác nguồn lực quốc tế phục vụ 2 mục tiêu cụ thể sau:
2.1. Tăng cường khai thác dữ liệu phục vụ các nội dung nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu về các đặc trưng hải dương học trên Biển Đông
2.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu hải dương học của khoa học Việt Nam, chú trọng đối với vùng biển xa bờ, thông qua đào tạo trình độ cao, đào tạo chuyên đề và phối hợp nghiên cứu cũng như công bố khoa học trong và ngoài nước.
- Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện;
Hợp phần I. Tương tác Biển – Khí quyển – Lục địa trên Biển Đông
Nội dung 1: Biến động của các trường thủy văn, dòng chảy, thủy triều, sóng trên Biển Đông trong mối quan hệ với các quá trình hải dương học Tây Thái  bình dương và Ấn độ dương.
Nội dung 2: Tương tác của các khối khí trên Biển Đông với chế độ gió mùa và ảnh hưởng đến khí hậu lục địa
Nội dung 3: Nghiên cứu tác động của tương tác biển – khí đến khí tượng, thủy văn, động lực và gió mùa trên biển Đông
Nội dung 4: Tương tác biển - lục địa dưới sự thay đổi của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người ở biển Việt Nam
Hợp phần II. Quy mô và biến động nước trồi trong mối quan hệ với nghề cá và môi trường trên Biển Đông
Nội dung 5: Nghiên cứu quy mô và biến động của hiện tượng nước trồi ở Biển Đông
Nội dung 6: Tác động của nước trồi đến chu trình sinh địa hóa ở Biển Đông 
Nội dung 7: Nghiên cứu các tác động sinh thái của hiện tượng nước trồi đến nguồn lợi sinh vật, nghề cá và môi trường và dự báo sự biến động của các nguồn lợi hải sản kinh tế 
Hợp phần III. Axit hóa đại dương và tác động đối với đa dạng sinh học ở Biển Đông
Nội dung 8: Hiện trạng và biến động các thông số chỉ thị liên quan đến quá trình axít hóa đại dương: pH, tổng độ kiềm (TA), pCO2, carbon vô cơ (DIC), bồi tụ canxi (calcification accretion), và phân giải sinh học (bioerosion)
Nội dung 9: Tác động có thể của axit hóa đại dương đối với đa dạng sinh học và khả năng bổ sung của sinh vật rạn san hô
Hợp phần IV: Khai thác và xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu
Nội dung 10: Khai thác nguồn dữ liệu hải dương học và Xây dựng CSDL phục vụ quản lý, trao đổi dữ liệu trong IOC/WESTPAC
Hợp phần V: Hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực nghiên cứu hải dương học 
Nội dung 11: Hợp tác quốc tế và đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu hải dương học
 
- Thời gian thực hiện: 42 tháng (10/2017 – 3/2021)
- Phương thức khoán chi: Khoán chi từng phần
- Tổng số kinh phí thực hiện nhiệm vụ: 9.020,00 triệu đồng

 

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Written By: Ngô Mạnh Tiến
Date Posted: 1/19/2018
Number of Views: 8223

Return
Error An error has occurred.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
  Search